Hiện nay đa số các ngôi nhà đều có thạch sùng sinh sống. Bạn cũng có thể bắt gặp chúng ở nhiều nơi khác. Thông thường chúng sẽ sống và không gây hại gì cho con người tuy nhiên trong quá trình chung sống vẫn có rất nhiều người thắc mắc rằng thạch sùng có nọc độc không? Chúng có gây tác động xấu gì cho con người hay không? Nếu như bạn cũng từng thắc mắc như vậy thì có thể theo dõi những thông tin dưới đây về loài thạch sùng.
Contents
Giới thiệu về loài thạch sùng
Trước tiên thạch sùng là một loài bò sát thường tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á. Nhờ vào các phương tiện giao thông đường biển . Mà thạch sùng cũng đã xuất hiện tại miền Nam của Hoa Kỳ và các khu vực ôn đới khác. Đây là con vật có chiều dài khoảng từ 7,5 cm đến 15 cm. Có đuôi dài và 4 chi, các chi này có khả năng bám cực tốt. Nhờ đó mà bạn có thể thấy chúng bò và di chuyển điêu luyện trên nóc nhà. Ở khu vực miền Nam người ta thường gọi thạch sùng là thằn lằn tuy nhiên thằn lằn là loài bò sát có vảy chứ không trơn mịn như thạch sùng.
Một đặc điểm khiến cho nhiều người thấy khá thú vị ở loài bò sát này. Chính là khả năng tháo chạy khi bị bắt. Nếu như bạn bắt được đuôi của chúng. Thì chúng sẽ tự động tách phần đuôi này ra để bỏ chạy thoát thân. Sau một thời gian thì đuôi này sẽ tự mọc lại.
Thức ăn của thạch sùng là gì?
Thạch sùng thường săn mồi vào ban đêm. Đó chính là thời điểm mà bạn thấy chúng xuất hiện nhiều nhất. Đối với con người chúng cũng có vai trò khá quan trọng. Thức ăn yêu thích của chúng là các loài côn trùng như nhện, muỗi. Nhờ đó mà sẽ loại bỏ đi số lượng lớn các loài côn trùng khó chịu này. Tuy rằng có ích với con người nhưng nếu như bạn không đậy kỹ đồ ăn thức uống. Thì sẽ khó tránh khỏi tình trạng bị chúng “ăn vụng”.
Xem thêm : Diệt gián trên xe ô tô
Thạch sùng có nọc độc không?
Đa phần các loài bò sát đều có một loại độc tố riêng có tác dụng trong việc truy bắt con mồi tên là salmonella và chất này có ảnh hưởng đến con người. Thế nhưng ở thạch sùng thì nồng độ độc tố này lại rất thấp. Nhiều người sợ rằng khi bị thạch sùng cắn thì sẽ bị lây độc nhưng hãy an tâm vì chất độc này không nằm ở vùng miệng nên dù bị cắn bạn cũng sẽ vẫn được an toàn.
Phần chất độc này được tìm thấy ở phân thạch sùng. Đó là lý do vì sao bạn cần phải quét dọn nhà thường xuyên để loại bỏ đi các vết bẩn cũng như phân thạch sùng. Nếu như vô tình chạm phải thì chỉ cần đi rửa tay là ổn vì nồng độ không cao nên sẽ khó có thể gây hại cho bạn.
Tại một số quốc gia phương Tây người ta còn nuôi thạch sùng như một dạng thú cưng. Trẻ em rất yêu thích chúng bởi khả năng bám trên những bề mặt phẳng mà chúng mang lại.
Công dụng trong y học của thạch sùng
Trong Đông y đây là con vật mang tính hàn, có vị mặn và tính chất hơi độc. Người ta sử dụng thạch sùng để trừ phong, trị cam lợi ở trẻ em, chữa đau khớp xương, tràng nhạc hoặc hạn chế tình trạng xấu của các vết do rắn rết cắn.
Xem thêm : Cách diệt gián trong phòng trọ
Chữa lao hạch và hen suyễn
Mang thạch sùng đi sấy khô, tán thành bột mỗi ngày uống một nửa với rượu. Hoặc bạn cũng có thể dùng hai con thạch sùng hạ thảo 6 gam, sấy khô tán bột chia 2 lần uống trong ngày với rượu. Kèm theo đó là dùng thạch sùng sao rồi tán lấy bột hòa với dầu vừng bôi tại vị trí hạch bị tổn thương sẽ làm giảm lao hạch một cách hiệu quả.
Một số bệnh khác
- Dùng thạch sùng trộn với dầu vừng bôi lên vết thương sẽ trị các bệnh u nhọt khó chịu.
- Chữa co giật do rối loạn thần kinh: dùng một con thạch sùng đem đi sao cho vàng rồi trộn với chu sa, xạ hương, uống với nước sắc lá bạc hà sẽ làm giảm bớt triệu chứng.
- Trị nấm da: dùng 5 con thạch sùng và 5 con rết đem ngâm rượu nặng, lấy dung dịch rượu ngâm bôi lên vị trí bị tổn thương.
- Chữa viêm đa khớp dạng thấp: lấy 10 gam thạch sùng, rắn rết 10g, bạch chỉ 20 g. Đem tất cả đi sấy khô tán thành bột mịn uống ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 4g sẽ làm giảm bớt các chứng viêm.
Tổng kết
Pestone đã đưa ra đáp án cho câu hỏi thạch sùng có nọc độc không là có, tuy nhiên không ảnh hưởng đến con người. Ngoài một số vấn đề nhỏ mà chúng mang lại thì thạch sùng có ích cho con người chúng giúp loại bỏ đi các loại côn trùng nhỏ trong nhà.