Kiểm soát chim

Kiểm soát chim

Contents

Tại sao lại phải kiểm soát Chim ?

Kiểm soát chim

1. Những phiền toái do chim gây ra

Tiếng ồn của chim, phân chim, lông chim …gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho cộng đồng và tài sản của chúng ta. Lông và phân chim gây mất vệ sinh cho các tòa nhà, khu dân cư, gây ảnh hưởng đến kiến trúc mỹ quan cho các tòa nhà di tích, bảo tang, acid trong phân chim gây oxy hóa các vật liệu bằng kim loại làm tang chi phí vệ sinh và bảo tồn.

Chim cũng là tác nhân mang mầm bệnh truyền nhiễm, là vật chủ của nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút, nguyên sinh động vật, côn trùng và mạt, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Ngoài ra còn gây ô nhiễm cho thức ăn của người và vật nuôi; tác nhân gây hỏa hoạn, tai nạn hàng không, an toàn thực phẩm…

Với những mối nguy hại trên, không ngạc nhiên khi nhu cầu chính trong việc kiểm soát chim từ nhà máy, kho hàng, nơi sản xuất, cơ sở tiêu dùng …lại không ngừng tăng cao trong các năm gần đây.

2. Đặc tính sinh học của các loài chim

Hiểu biết về các đặc tính sinh học và các tập tính thói quen của chim là vấn đề then chốt trong việc kiểm soát chim thành công.

3. Tìm kiếm nguồn thức ăn, nước uống

Các loại chim luôn luôn tập trung số lượng lớn tai khu vực có nguồn thức ăn nhiều và dễ tiếp cận và rất khó xua đuổi chúng khi nguồn thức ăn vẫn có sẵn.

Nỗi sợ hãi của các loài chim nhỏ (sẻ, sáo đá, bồ câu…) đối với các loài chim lớn ăn thịt như Đại bang, Cắt, Cú Mèo…khiến cho chúng dành phần lớn thời gian tại chỗ đậu gần khu vực kiếm ăn để từ đó chúng thường xuyên bay xuống lấy thức ăn và nước uống.

Chúng thường có một vài khu vực tìm kiếm thức ăn khác nhau trong lãnh thổ của mình và chỉ có thể tìm thấy tại mỗi thời điểm nhất định trong ngày.

4. Làm tổ sinh sản và duy trì số lượng đàn

Đối với những nơi như máy hiên nhà máy, mái vòm, dưới các thanh đà ban công hay những nơi chim cảm thấy an toàn thường chúng tha rác xây dựng làm tổ và bắt đầu quá trình sinh sản. Đối với chim sẻ việc chúng làm tổ và đẻ trứng trong khu vực nhà máy của bạn, xua đuổi chúng khi mà tổ hoặc chim non vẫn còn hiện diện ở khu vực đó là điều gần như không thể. Vì chúng sẽ không bỏ tổ nếu bạn không có những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu (gỡ bỏ tổ, dùng lưới bít các lỗ hỡ chim có thể xâm nhập vào bên trong nhưng vẫn đảm bảo tính nhân đạo (không giết bỏ hay phá hoại trứng).

5. Chỗ cư trú, ngủ

Chim bồ câu, sáo đá thường xuyên chiếm giữ chỗ ngủ ưa thích qua đêm. Chim có thể tập trung với số lượng rất lớn để ngủ tại một nơi. Những chổ ngủ này có xu hướng tại các vị trí được che chắn và an toàn, và có thể quan trọng  đối với chim như vị trí tổ. Do sự tích lũy đáng kể của phân chim nên các vị trí này cũng có thể là mối nguy hại đối với sức khỏe và gây phiền toái cho chúng ta.

Chim bồ câu có thói quen dành phần lớn thời gian tại vị trí ưa thích để nghỉ ngơi, tắm nắng và tỉa lông.

Phương pháp kiểm soát chim

  • Khảo sát đánh giá hiện trạng và lên phương án kiểm soát chim và động vật gây hại

Bước thiết yếu đầu tiên để kiểm soát chim hiệu quả là khảo sát chi tiết các khu vực được bảo vệ và khu vực xung quanh để xác định vị trí quan trọng nhất của chim.

Xác định vị trí chim thường đậu và trú ẩn

Xác định loài chim gì, đặc tính cũng như tập tính của chúng

Kiểm đếm sơ bộ số lượng

Kích thước chiều dài rộng khu vực chim đậu, làm tổ và gây hại

  • Sử dụng các thiết bị kiểm soát chim và các biện pháp cơ bản

Sử dụng máy đuổi chim bằng âm thanh, song âm…

Sử dụng lưới chuyên dụng ngăn chim xâm nhập

Sử dụng chông xua đuổi chim

Đặt bẫy chim

Hạn chế loại bỏ nguồn thức ăn của chim

Gỡ bỏ tổ chim nếu có

Kiểm soát chim

Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Pest One Việt Nam với đội ngũ chuyên gia, Kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật chuyên nghiệp, với nhiều năm kinh nghiệm sẽ tư vấn giúp bạn các giải pháp kiểm soát chim hữu hiệu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0934105186
0933258486
Zalo : 0934105186
Zalo : 0933258486