Thạch sùng ( Thằn Lằn) lại gây ra nhiều phiền toái: để lại phân rơi vãi, làm bẩn quần áo, tường nhà, thậm chí xuất hiện cả trong phòng ngủ hay nhà bếp. Sống chung với chúng không phải là điều ai cũng mong muốn, đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ hoặc người già.
Hiểu được điều đó, Pest One Việt Nam sẽ chia sẻ đến bạn 5 cách đuổi thạch sùng ra khỏi nhà hiệu quả, đơn giản mà an toàn, giúp không gian sống trở nên sạch sẽ, dễ chịu hơn.
Contents
1. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
Bạn có biết vì sao thạch sùng vào nhà? Thức ăn yêu thích của chúng chính là các loại côn trùng nhỏ như muỗi, kiến, ruồi giấm… Nếu ngôi nhà bạn tồn tại quá nhiều những “món ngon” này, thạch sùng sẽ xem đó là môi trường sống lý tưởng.
Việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, giữ vệ sinh khu vực bếp, không để thức ăn dư thừa hay nước đọng là cách gián tiếp đuổi thạch sùng ra khỏi nhà. Khi không còn nguồn thức ăn, chúng sẽ tự động rời đi để tìm nơi khác sinh sống.
Ngoài ra, bạn nên:
-
Lau chùi thường xuyên các góc khuất, khe tường, nóc tủ – nơi thạch sùng thường trú ngụ
-
Sử dụng lưới chắn côn trùng để hạn chế muỗi, ruồi vào nhà
-
Hạn chế bật đèn quá sáng ở ban công hoặc khu vực có cửa mở, vì ánh sáng sẽ thu hút côn trùng – “bữa tiệc buffet” của thạch sùng
2. Dùng tỏi hoặc hành
Một trong những mẹo dân gian được nhiều người áp dụng là sử dụng tỏi hoặc hành để đuổi thạch sùng. Những nguyên liệu này có mùi hăng đặc trưng mà thạch sùng rất ghét.
Bạn có thể:
-
Băm nhỏ vài tép tỏi, cho vào túi vải mỏng và treo ở các vị trí thường thấy thạch sùng
-
Cắt lát hành tây và đặt gần cửa sổ, bệ bếp hoặc góc tường
-
Xay nhuyễn hỗn hợp tỏi – nước và xịt nhẹ vào những khu vực có dấu hiệu thạch sùng cư trú
Đây là cách đuổi thạch sùng không dùng hóa chất, rất an toàn, đặc biệt với gia đình có trẻ em và thú cưng. Tuy nhiên, mùi tỏi cũng có thể hơi khó chịu với một số người nên bạn cần cân nhắc khi sử dụng trong không gian kín.
3. Dùng vỏ trứng gà
Một phương pháp khá độc đáo được truyền miệng từ dân gian là đặt vỏ trứng gà tại những nơi thạch sùng hay lui tới. Lý do là mùi vỏ trứng khiến thạch sùng tưởng rằng có động vật lớn hoặc kẻ săn mồi gần đó, nên sẽ tránh xa khu vực đó.
Cách thực hiện:
-
Rửa sạch vỏ trứng gà, để ráo và phơi khô
-
Đặt úp phần vỏ ở gần khe cửa, góc bếp, sau tủ lạnh, kệ tủ – nơi thạch sùng thường xuất hiện
Phương pháp này không gây mùi khó chịu, không độc hại, chi phí bằng 0 nhưng lại hiệu quả bất ngờ. Bạn có thể thay vỏ mới mỗi tuần để đảm bảo tác dụng liên tục.
4. Dùng tinh dầu thiên nhiên
Tinh dầu sả, bạc hà, cam chanh hoặc oải hương là những nguyên liệu quen thuộc có khả năng xua đuổi côn trùng bò sát như thạch sùng. Với mùi hương dễ chịu cho con người nhưng lại “khó ngửi” với thạch sùng, đây là một lựa chọn an toàn và dễ áp dụng.
Cách sử dụng:
-
Nhỏ vài giọt tinh dầu vào đèn xông hoặc máy khuếch tán
-
Pha tinh dầu với nước rồi xịt vào các khu vực có thạch sùng như: gầm giường, kệ tủ, nhà kho
-
Dùng bông gòn thấm tinh dầu rồi đặt ở các khe hở
Ngoài hiệu quả đuổi thạch sùng, phương pháp này còn giúp nhà bạn thơm mát, thư giãn tinh thần và đuổi luôn một số loại côn trùng khác như gián, kiến, ruồi…
5. Sử Dụng Keo Bẫy thằn Lằn
Nếu bạn đã thử đủ các mẹo đuổi thạch sùng tại nhà nhưng vẫn không hiệu quả, hoặc chúng xuất hiện quá nhiều ở các vị trí khó xử lý (như khe tường, trần nhà, sau trần thạch cao…), thì đã đến lúc bạn nên Dùng keo bẫy thằn lằn.
Pest One Việt Nam cung cấp dịch sản phẩm diệt côn trùng, bao gồm cả xử lý thạch sùng và các loại bò sát khác. Chúng tôi:
-
Sử dụng giải pháp sinh học, an toàn cho sức khỏe
-
Định vị chính xác tổ và nơi trú ngụ của thạch sùng
-
Tư vấn cách duy trì không gian sạch sẽ, không để chúng quay lại
Thạch sùng có thể là loài không gây nguy hiểm trực tiếp, nhưng sự hiện diện của chúng khiến nhiều người cảm thấy bất an và khó chịu. Với 5 cách đuổi thạch sùng mà Pest One Việt Nam chia sẻ, hy vọng bạn sẽ tìm được phương pháp phù hợp với ngôi nhà của mình.