Contents
Cách sử dụng thuốc khử trùng Quickphos 56% – Thuốc diệt mọt nông sản
Thuốc khử trùng kho, thuốc diệt mọt nông sản Quickphos 56% là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Ấn Độ. Là sản phẩm được sử dụng trong xông kho khử trùng, diệt các loại mọt nông sản như: Gạo, ngô, điều….
LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG: 0933 25 8486
I. Thông tin sản phẩm:
– Thuốc khử trùng Quickphos 56% là một loại hóa chất mà ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thông thường nó có thể tồn tại ở trạng thái khí, với nồng độ đủ làm chết sinh vật, do đó có khả năng diệt trừ sinh vật gây hại ở những vị trí mà thuốc khác không có khả năng như: bên trong hạt, kẻ nứt, lớp hàng ở bên giữa,…
– Cơ chế tác động: Thuốc xông hơi vào hệ thống hô hấp của côn trùng thông qua các lỗ thở. Do vậy độc tính của thuốc ảnh hưởng bởi cường độ hô hấp của côn trùng. Ở điều kiện nhiệt độ thích hợp (khi đó cường độ hô hấp cao nhất) sẽ cho điều kiện khử trùng tốt nhất. Ở điều kiện nhiệt độ thấp hơn, khả năng hoạt động của côn trùng giảm, thì đòi hỏi liều lượng thuốc nhiều hơn hoặc thời gian xử lý kéo dài hơn.
Có rất nhiều loại thuốc xông hơi sử dụng trên thế giới. Thuốc thành phẩm được đóng gói ở dạng hạt (tablets), dạng viên(pellets), dạng băng (strip), dãi hoặc túi (plates), dạng bột Thông thường sử dụng nhất là Quickphos 56%.
– Quickphos 56% dùng để phòng và diệt các loại trứng, ấu trùng, kén, nhộng, con trưởng thành của tất cả các loại côn trùng gây hại khi cất giữ sản phẩm. Quickphos trong khí ẩm sẽ sinh ra khí độc. Không được mở bao bì trừ khi sử dụng. Cần để xa lửa, hơi ẩm, và hơi nóng.
– Tên thương phẩm: Quickphos 56%
– Gốc hoạt chất: Aluminium Phosphide
– Sản xuất tại: United Phosphorus limited – Ấn Độ
Quy cách sản phẩm:
- Thuốc dạng viên nén, đựng trong chai nhôm 1000gm, gồm 334 viên, mỗi viên 3gm.
- Thuốc dạng viên nén nhỏ, đựng trong lon nhôm 1000gm, gồm 1,667 viên, mỗi viên 0.6gm.
II. Cách sử dụng thuốc khử trùng Quickphos 56% – Liều lượng:
- Thời gian xông thuốc cần thiết tùy thuộc vào sản phẩm, nhiệt độ, độ ẩm như sau:
12-15oC (54-59oF)5 ngày
16-20oC (60-69oF)4 ngày
Cao hơn 20oC (> 68oF) không dưới 3 ngày
Không được khử trùng khi nhiệt độ sản phẩm dưới 5oC (40oF). Thông thường để sản phẩm dưới thuốc càng lâu càng hiệu quả. Các điều trên chỉ được xem như là hướng dẫn mà thôi. Cần tuân theo các nội quy điều kiện của địa phương.
Chú ý: Theo khuyến cáo của nhà sản xúât thời gian ủ thuốc (exposure time) đạt hiệu quả cao nhất là 07-10 ngày, là khoảng thời gian đủ diệt triệt để các loại sâu mọt ở các giai đoạn phát triển khác nhau gồm cả thời kỳ khó tiêu diệt nhất là giai đoạn trứng.
Thời gian ủ thuốc tối thiểu của thuốc được giới thiệu là 72 giờ, do cần có một khoảng thời gian để phản ứng hoá học giải phóng ra PH3 và để cho khí PH3 khuyếch tán và thẩm thấu vào hàng hoá, nên 72 giờ chỉ là mức thời gian đủ diệt côn trùng trưởng thành.* Thu hồi bả thuốc:
Bả thuốc sau khi kết thúc khử trùng được thu lại và chôn xuống đất. Riêng với AlP trong bã thuốc luôn còn 2% chưa phân hủy hết nên cần phải xử lý bã trước khi hủy. Bã thuốc được cho từ từ vào thùng có chứa nước xà phòng loãng và khuấy đều để thuốc phân hủy hoàn toàn, Người làm nhiệm vụ xử lý phải đeo mặt nạ phòng độc và có kính bảo vệ mắt.
III. Đặc tính Phosphide
– Phosphine tinh khiết, không có mùi, không có vị, nồng độ dưới 200 ppm, ở nồng độ thấp PH3 được giải phóng từ các phosphua kim loại có mùi đất đèn hoặc mùi tỏi. Lưu ý: không dùng mùi này làm chất chỉ thị.
– Tỷ trọng của phosphine so với không khí: 1.17, không khí =1, đây là một đặc tính ưu việt giúp cho thuốc khuyết tán dễ dàng trong không gian khử trùng vì có trọng lượng tương đương với trọng lượng không khí
– Có khả năng cháy nổ: điểm nổ thấp nhất là 1.79% về thể tích, tương đương 17,900 PPM, hoặc 24,9g/m3 => do vậy không được để tập trung thuốc quá nhiều tại một điểm khi khử trùng.
– Điểm sôi (-) 87.7oC
– Không tan trong nước
– Có khả năng ăn mòn kim loại, vì vậy không để kim loại gần với khu vực xông hơi khử trùng bằng phosphine
– Các dạng chế phẩm của Phosphine
+ AlP (Gastoxin, Phostoxin, Quickphos…)
+ Mg3P2 Magtoxin
* Trong không gian khử trùng khí phosphine sẽ tạo ra khi phản ứng hóa học của ALP và Mg3P2 với H2O để tạo ra PH3 ; PH3 có tác dụng diệt côn trùng, còn Al(OH)3 hoặc Mg(OH)2 không độc.
+ Từ Mg3P2: Mg3P2 + 6H2O → 3Mg(OH2) +2PH3
+ Từ AlP: AlP + 3H2O → Al(OH)3 + PH3
* Theo phương trình phản ứng hóa học trên, mỗi 3 gram hợp chất AlP sẽ phóng thích ra 1 gram PH3 ( Phosphine ) và PH3 chính là chất hữu hiệu có tác dụng diệt côn trùng.
* Chất Al(OH)3 là chất bột hydroxit nhôm màu xám trắng được tạo thành trong quá trình phóng thích PH3 ( xem phương trình phản ứng hóa học trên). Đây là chất bã thuốc, không có tính đôc hại, thường chứa trong các túi vải hoặc túi giấy và sẽ đươc thu hồi, loại bỏ sau khi kết thúc khử trùng.
* Cần lưu ý là hiệu suất phản ứng của AlP chỉ đạt 98% , còn 2% vẫn chưa phân hủy. Do vậy, phải đặc biệt chú ý khi xử lý bã thuốc còn lại sau khi xông trùng. Do thuốc có khả năng tự cháy nổ trong không khí nên trong thành phần thuốc nhà sản xuất thường cho thêm chất chống cháy nổ là Amoni cácbamát
NH2COONH4 → 2NH3 + CO2
Khi thuốc phân hủy, chất chống cháy nổ sẽ tự phân hủy, để giải phóng ra ammoniac và cacbondioxicGhi nhớ: chìa khóa để khử trùng có hiệu quả bằng Phosphine là phải giữ hơi độc trong không gian kín & thời gian đủ dài để cho các pha chống chịu thuốc như trứng, nhộng đủ phát triển thành sâu non & con trưởng thành chết vì thuốc.
Một số nguyên nhân khử trùng thất bại bằng Phosphine:
– Không làm kín triệt để không gian khử trùng.
– Liều lượng thuốc quá thấp.
– Thời gian xử lý không đủ.
– Một số côn trùng kháng phosphine.
* Triệu chứngTùy theo lượng phosphine hít phải mà các triệu chứng xuất hiện ngay lập tức hoặc vài giờ sau khi nhiễm:
– Mệt mỏi, ù tai, tức ngực khó thở
– Đau nhức toàn thân, nôn mửa, viêm dạ dày
– Đau bụng, tiêu chảy, đau ngực
– Toàn thân xanh tím, mất thăng bằng, đi đứng không vững
– Bất tỉnh, chết ngay lập tức* Biện pháp sơ cứu ban đầu:
+ Đưa người bệnh ra khỏi vùng có độc, để nơi thoáng mát
+ Tháo lỏng quần áo, dây nịt, đồng hồ nạn nhân, thay quần áo bị dính thuốc, rửa sạch da nơi nhiễm thuốc
+ Tiến hành hô hấp nhân tạo, xoa bóp(nếu cần)
+ Cho bệnh nhân nôn mửa, xúc miệng bằng nước sạch
+ Trường hợp mắt bị dính thuốc: mở to mắt bệnh nhân và phun nhẹ nước sạch vào
+ Gọi cấp cứu, đưa bệnh nhân vào bệnh viện gần nhất
LƯU Ý CHÁY DO PHOSPHIDE:Khi gặp sự cố xảy ra, chúng ta lưu ý tuyệt đối không dùng nước để dập tắt ngọn cháy mà phải dùng bột giặt hòa tan vào nước, tương ứng 100g/10 lít nước và tiến hành dập tắt.
-
Ưu điểm Nhược điểm – Dễ sử dụng
– Dễ phân phối thuốc mà không cần quạt đảo khí vì tỉ trọng tương đương với không khí
– Dễ vận chuyển khi còn nguyên bao bì
– Không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt giống.
– Không phá hủy tầng ôzn
– Không để lại dư lượng khi sử dụng đúng cách.– Thời gian xông thuốc dài (tối thiểu 7 ngày, có thể kéo dài đến 12 ngày)
– Đạt hiệu quả thấp khi tiến hành khử trùng ở điều kiện nhiệt độ dưới 15oC.
– Nếu sử dụng trong một thời gian dài sẽ xuất hiện tính kháng thuốc của côn trùng-
– Mức độ kháng thuốc: cho đến nay đã có nhiều loài côn trùng gây hại trong kho thể hiện tính kháng với phosphine. Trong đó, mọt đục thân nhỏ Rhizopertha dominica, mọt cứng đốt Trogoderma granaria và rệp sách (psocids) có khả năng chống chịu rất cao với phosphine -
ĐỐI TƯỢNG LIỀU LƯỢNG THỜI GIAN XÔNG THUỐC THỜI GIAN ĐỂ THOÁNG SẢN PHẨM Ngũ cốc để xó hay trong Silo (dạng đụn đống) 2-5 viên/tấn Tùy thuộc vào silo và điều kiện kín gió Tùy thuộc vào cấu trúc Silo Thuốc lá, bánh, kiện, thùng 1-2 viên/ m3 3-4 ngày 3 giờ Thực phẩm chế biến đã đóng gói và thức ăn gia súc 1,5-2 viên/m3 4-8 ngày Bánh: tối thiểu 48 giờ
Các dạng khác: 72 giờNgũ cốc đóng bao xếp chồng chất lên nhau 1-3 viên/ m3 3-5 ngày 48 giờ Khử trùng trong kho trống, nhà máy 2-3 viên/ m3 Tối thiểu 3 ngày - – Phải có kho hàng kín hoặc hàng hóa phải được trùm bạt kín. Thuốc có thể gây ngạt đối với người nên khi sử dụng phải tuân thủ kỹ lưỡng hướng dẫn trên hộp thuốc. Trong khi xông, tuyệt đối không được vào kho hàng hoặc mở bạt kín ra xem.