Tìm hiểu về mọt gạo, mọt ngô,ngũ cốc và cách xử lý

Mọt gạo 1

Contents

Tìm hiểu về mọt gạo, mọt ngô, ngũ cốc và cách xử lý

Các loại thực phẩm nông sản dù bảo quản cũng bị phá hoại ở mỗi giai đoạn từ khâu đầu đến khâu sử dụng cuối gồm:

  • Cánh đồng là những nơi được trồng, hái, thu hoạch.
  • Thùng, kho dự trữ chưa đến khi thực phẩm được bán.
  • Nhà máy, phân xưởng là nơi đề nghiền, pha trộn và đóng gói.

Một số loại côn trùng chính hại gạo, ngô và nông sản trong kho:

  1. Mọt thóc, gạo

Mọt gạoMọt gạo 1

– Phân bố và tác hại: Phân bố khắp thế giới đặc biệt là các nước nhiệt đới. Mọt gạo ăn hại tất cả các loại lương thực, sinh sản nhanh, khả năng thích ứng rộng với môi trường, thời gian sống dài. Mọt gạo có vòi nhọn, khi ăn dùng vòi đục một lỗ nhỏ và đẻ trứng vào đó. Trứng nở, sâu non lớn dần lên ăn nội nhũ hạt, chỉ để lại lớp vỏ mỏng không có giá trị sử dụng.

– Đặc điểm: Màu nâu hơi đỏ, bọ “Thuốc lá”

– Kích thước: 1,8″ (3-4mm)

– Vị trí: phá hoại thóc lúa trong tàu và kho dự trữ

– Thức ăn: Toàn bộ thóc lúa những loại như gạo, tấm , lúa mì…

Những giai đoạn trưởng thành:

  • Trứng 4-7 ngày
  • Ấu trùng 19-34 ngày
  • Nhộng 5-16 ngày
  • Trưởng thành 7-8 tháng
  • Mỗi năm đẻ từ 3-5 lứa

Chú thích: con trưởng thành di chuyển xung quanh vỏ khi chui ra khỏi kén

– Đặc tính sinh học:
Mọt hoạt bát, có tính giả chết, bay khá tốt, thích bò lên cao và bò phía ngoài của bao nông sản. Mọt đục lỗ vào các hạt nông sản rồi đẻ trứng vào đó và dùng chất nhầy để bịt lỗ lại bảo vệ. Mỗi lần đẻ 1 – 2 trứng, một mọt cái đẻ từ 3 – 10 trứng/ngày. Từ 1 đôi mọt (1 đực + 1 cái) trong điều kiện thích hợp có thể sinh sôi tạo ra một quần thể đông tới 800.000 cá thể/năm.
Ở vùng nhiệt đới, mỗi năm mọt sinh trung bình 4 – 5 lứa có khi tới 7 lứa. Thời kỳ trứng 3 – 16 ngày, thời kỳ sâu non 13 – 28 ngày, thời kỳ nhộng 4 – 12 ngày, thời kỳ trưởng thành 54 – 311 ngày.
Ở nhiệt độ 28 – 300C, thời gian hoàn thành một thế hệ hầu như không thay đổi: trong thóc và ngô là 40 – 41 ngày.
Mọt hoạt động mạnh nhất trong điều kiện sau: nhiệt độ 24 – 300C (thích hợp nhất là 290C, dưới 130C và trên 380 C ngừng hoạt động), độ ẩm không khí từ 90 – 100%, và thuỷ phần hạt là 17%. Độ ẩm không khí tối thiểu để mọt đẻ trứng là khoảng 60%. Mọt gạo có khả năng nhịn ăn từ 6 – 12 ngày, phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ không khí. Trung bình, mọt gạo sống khoảng 180 đến 200 ngày tuỳ thuộc vào nhiệt độ và thuỷ phần của hạt.

2. Mọt ngô
 
– Phân bố và tác hại: Mọt ngô phân bố rộng khắp thế giới, nhất là châu Á. Mọt ngô là một loài ăn tạp, ăn các loại hạt ngũ cốc, các loại đậu, hạt có dầu và nhiều nông sản khác, nhưng chúng thích nhất là ngô hạt. Mọt ngô chúng có thể đẻ trứng cả ngoài đồng lẫn trong kho nên thuộc loại phá hại nghiêm trọng. Là loại côn trùng phá hại sơ cấp.
–  Đặc điểm hình thái: Mọt ngô trông rất giống các loại mọt gạo, nhưng lớn hơn. Thân mọt ngô dài khoảng 5 mm,hình bầu dục dài, màu đỏ đến nâu đen, không bóng, chấm lõm trên đầu rất rõ ràng.
– Đặc tính sinh học: Mọt ngô khoét một lỗ vào hạt ngô,ngũ cốc.. rồi đẻ trứng vào đó và kết lại bằng một chất dịch nhầy. Sau đó sâu non nở ra là ăn hại ngay. Các loại sâu non nó ăn phôi mầm trước rồi đến nội nhũ ngô và lớn dần lên, hạt ngô bị sâu ăn chỉ còn 1 lớp vỏ mỏng. Trong điều kiện môi trường thích hợp mỗi con cái đẻ nhiều nhất 384 trứng. Bình thường một vòng đời của mọt ngô khoảng 40 ngày, nhưng ở điều kiện thuận lợi chỉ mất 28 – 30 ngày: thời kỳ trứng 3 – 6 ngày, thời kỳ sâu non 18 – 32 ngày, thời kỳ nhộng 12 – 16 ngày. Ở nhiệt độ 0 độ C mọt có thể sống được 37 ngày, ở 50 độ C mọt sống được 23 ngày, còn 100 độ C tất cả các giai đoạn phát triển của mọt đều chết sau 13 ngày.
3. Mọt trong bột ngũ cốc

– Đặc điểm: Màu nâu vàng nhạt có đốm sáng

– Kích thước: 1,8″ (3-4mm)

– Vị trí: phá hoại những cánh đồng, đâu trong kho

– Thức ăn: Toàn bộ thóc lúa, đậu, đậu đũa dự trữ

Những giai đoạn trưởng thành:

  • Trứng 5-20 ngày
  • Ấu trùng 11-42 ngày
  • Nhộng 4-18  ngày
  • Trưởng thành vài tháng
  • Sinh sản liên tục, 1 lứa trong 3 tuần

Cách xử lý

Trước hết chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và phân loại dạng mối để có cách xử lý

  • Mọt gỗ: Kiểm tra các địa điểm có khả năng, mọt hoạt động cao có chứa nhiều Xenlulozo như gỗ , tủ , kệ , bếp, pallet gỗ …
  • Mọt Nông sản : Có trong các loại nông sản như : Gạo , ngô , lúa mì , các loại đậu …

Sử dụng hóa chất:

  • Khử Trùng Xông Hơi ( Phương pháp trùm bạt xông hơi ): Sử dụng bạt để trùm lô hàng bị mọt và côn trùng kho. Trong bạt sẽ chứa thuốc viên ,dạng khô hun trùng theo hàm lượng 9gam thuốc / m3 lô hàng . Qúa trình trùm bạt ủ côn trùng trong vòng 7 ngày thì sẽ tháo bạt và thông thoáng.
  • Phòng chống mọt: Phương pháp này chỉ áp dụng cho Mọt gỗ .Sử dụng các thuốc phun tồn lưu diệt mọt để chống mọt . Phun kĩ và ướt các khu vực gỗ , nhất là khu vực bị mọt rồi Đối với các loại gỗ sẻ , gỗ miếng thì nên áp dụng phương pháp ngâm tẩm thuốc chống mọt .

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CÔNG TY CHÚNG TÔI ĐỂ ĐẶT HÀNG. PEST ONE LUÔN SẴN SÀNG PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH HÀNG

HOTLINE: 0933 25 84 86 – 093 12 15 099

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0934105186
0933258486
Zalo : 0934105186
Zalo : 0933258486