Khí hậu Việt Nam nóng ẩm là nơi thích hợp để mối sinh trưởng và phát triển. Mối được phân thành nhiều loại với cấp bậc khác nhau. Hiểu thêm về các loại mối sẽ giúp bạn có cách tiêu diệt tận gốc và triệt để. Ở bài viết hôm nay chúng tôi, công ty Pest One sẽ giúp các bạn tìm hiểu về loài mối và cách tiêu diệt mối tận gốc.
Contents
- 1 Đặc điểm và nhiệm vụ của từng loại Mối
- 2 Cấu tạo của loài mối
- 3 Những ảnh hưởng của các loài mối đối với đời sống mà bạn nên biết
- 4 Các phương pháp diệt mối tận gốc
Đặc điểm và nhiệm vụ của từng loại Mối
Mối vua
Mối vua được sinh ra từ những con mối cánh có kích cỡ lớn hơn. Sau khi giao phối với mối chúa, mối vua sẽ sử dụng cánh bay đến nơi khác và xây dựng tổ mới.
Trong các loại mối, mối vua có nhiệm vụ chính là thụ tinh cho nhiều mối chúa trong tổ, đảm bảo sự sinh sản cho đàn mối.
Mối vua
Về đặc điểm:
- Đầu nhỏ, cơ thể màu nâu sẫm và có các chi phát triển.
- Kích thước lớn hơn mối lính, thợ nhưng nhỏ hơn mối chúa.
- Tuổi thọ khoảng 10 năm, ngắn hơn mối chúa.
Khi mối vua chết thì một con mối cánh mới sẽ được chọn làm vua tiếp tục điều hành đàn.
Mối chúa
Mối chúa là cá thể đặc biệt trong các loại mối, đóng vai trò hết sức quan trọng trong tổ mối, mối chúa đảm nhiệm việc sinh sản và duy trì sự phát triển của tổ mối.
Về đặc điểm sinh học:
- Kích thước lớn, mối chúa dài khoảng 12cm và bụng phình to do chứa trứng.
- Màu sắc thường nâu sẫm hoặc đen.
- Ban đầu có cánh khi còn non, sau giao phối sẽ bị rụng cánh.
- Tuổi thọ lên đến 25 năm, cá thể có tuổi thọ cao nhất trong tổ mối.
Mối chúa
Về khả năng sinh sản:
- Cơ quan sinh sản phát triển tốt, có thể đẻ hàng ngàn trứng/ngày.
- Tốc độ trung bình 35 trứng/phút, rất nhanh.
- Khả năng vận động kém do tập trung sinh sản, phụ thuộc mối thợ chăm sóc.
Quá trình sinh trưởng gồm các bước: từ mối cánh, giao phối rồi trở thành nữ hoàng chuyên sinh sản, lớn tuổi thì sẽ bị thay thế con mới.
Mối thợ
Cơ thể nhỏ, các chi phát triển, mối thợ chiếm số đông , tới 70% – 80% trong đàn mối, gánh vác tất cả các công việc trong vương quốc mối như: kiếm và chế biến thức ăn, xây tổ, làm đường, chuyển trứng, nuôi mối con, hút nước,….
Mối thợ
Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng dính vào nhau để xây tổ. Có tổ mối chính và tổ mối phụ, là nơi chủ yếu để tập đoàn mối hoạt động và sinh sống. Ở Châu Phi, có loài Mối xây tổ thành gò cao trên mặt đất tới hơn 10m và rất chắc chắn tựa như pháo đài, thành lũy vậy.
Mối lính
Được phân hóa từ mối thợ và thường không đông có nhiệm vụ canh gác, đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn. Cặp hàm trên của mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến dịch hàm tiết ra chất nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun ra làm mê đối phương. Giác quan hai bên miện của mối lính rất phát triển, khi cần mối thợ phải cho mối lính ăn.
Mối lính
Mối cánh
Mối cánh là do mối non qua nhiều lần lột xác hình thành. Sau khi trưởng thành chúng sẽ bay ra ngoài, tìm và giao phối với mối cái để hình thành tổ mối mới.
Mối cánh
Mối đất
Mối đất là loài gây hại khó phát hiện do hoạt động tinh vi dưới lòng đất, xâm hại công trình qua hệ thống đường hầm mở rộng phức tạp. Chúng biến các đường hầm thành nơi ẩn náu và phát triển gây nên nhiều thiệt hại cho các công trình xây dựng.
- Kích thước: Dài khoảng 5-10mm, thân tròn nhỏ, màu trắng, đầu màu nâu sẫm.
- Phương thức kiếm ăn: Dựa vào độ ẩm nơi các đường ống nước, hệ thống điện, móng nhà.
- Hành vi: Xây tổ dưới lòng đất, đào hệ thống đường hầm phức tạp để di chuyển, tránh tiếp xúc khô.
- Tác hại: Ăn xuyên qua tầng nhà, gây sụt lún, hư hỏng nghiêm trọng công trình.
Mối đất
Mối gỗ khô (con mọt)
Mối gỗ khô hay còn gọi là mọt gỗ là loài gây hại cho gỗ
- Kích thước: 6-11mm khi trưởng thành, ban đầu màu trắng dần chuyển nâu.
- Sinh sống trong gỗ, chứ không cần đất ẩm như mối đất.
- Xâm nhập và ăn chủ yếu lõi gỗ, giữ nguyên vỏ bề ngoài để che giấu.
- Tiết chất chuyển cellulose trong gỗ thành thức ăn.
- Giai đoạn mối cánh bay tìm nơi thích hợp để xây tổ.
- Giao phối và sinh ra đàn con, xây tổ trong gỗ.
- Mối trưởng thành tiếp tục phát triển đàn, gây hại ngày càng nặng.
Khác với các loại mối ở trên, mối gỗ khô có đặc điểm sinh trưởng và hoạt động bí ẩn bên trong gỗ gây ra những thiệt hại lớn.
Mối gỗ khô
Mối gỗ ẩm
Mối gỗ ẩm là loài gây hại nguy hiểm nhất hiện nay, phá hoại nhanh các công trình kiến trúc do tập tính sống theo bầy đàn lớn và thích nghi tốt với môi trường ẩm ướt.
- Môi trường sống: Ưa thích vùng ẩm ướt, làm tổ trong gỗ chết, công trình có độ ẩm cao.
- Kích thước: Lớn hơn các loài mối khác đến 3cm.
- Tác hại: Phá hoại nhanh, gây thiệt hại nặng cho kiến trúc, di tích.
- Sống theo bầy đàn, tổ phức tạp và phát triển liên tục.
- Khả năng thích nghi môi trường ẩm ướt cao.
- Thức ăn chủ yếu là gỗ ẩm, cellulose và các chất hữu cơ.
Mối gỗ ẩm
>>> Tìm hiểu thêm: Bị mối cắn có sao không?
Cấu tạo của loài mối
Hình thái bên ngoài
Mối sinh sản (gồm có mối vua, chúa, cánh và dự bị)
- Phần đầu: Phát triển và được bao bọc vững chắc, có mắt đơn, mắt kép và râu hình chuỗi hạt. Số lượng đốt râu của mối sẽ được thay đổi tùy vào mỗi loài. Râu còn đảm nhiệm chức năng khứu giác và vị giác.
- Phần ngực: Gồm 3 đốt sẽ tương ứng với 3 đôi chân của mối. Mối cánh có thêm đôi cánh ở đốt ngực giữa và sau (cánh rụng hoặc gãy sau khi bay giao phối).
- Phần bụng: Thường có 10 đốt, mỗi đốt từ thứ 2 đến thứ 8 có một cặp lỗ thở. Đốt thứ 10 là nắp sinh dục, phần cuối cơ thể có đôi gai đuôi. Mối chúa trưởng thành có phần bụng to hơn để đẻ trứng và cơ thể dài 60-70mm.
Mối không sinh sản (gồm có mối lính và mối thợ)
- Phần đầu: Kém phát triển hơn, có mắt kép, mắt đơn thoái hóa. Chiều dài khoảng 4-10mm.
- Mối thợ và mối non: Hình thái giống nhau, mối non màu trắng sữa còn mối thợ màu thẫm hơn.
- Mối lính: Phần đầu to hơn, biến đổi đặc biệt để phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ và canh gác.
Hình thái bên trong
Hệ tiêu hóa
- Ruột trước: Lỗ miệng, diều, thực quản và mề.
- Ruột giữa: Ống ruột cùng với các ống Malpigi.
- Ruột sau: Túi tiêu hóa phụ, ruột già, trực tràng và hậu môn.
Trong ruột mối có nhiều nguyên sinh vật và vi khuẩn giúp tiêu hóa cellulose.
Cơ quan cảm giác
- Gồm mắt đơn, mắt kép và cơ quan jhonton nằm ở trên đốt trụ của râu của mối giúp chúng nhận biết đồng loại, kẻ địch và tìm kiếm thức ăn.
- Mối sinh sản có cơ quan phát thanh nhờ rung động giữa tấm lưng ngực và cách vẫy cánh để kêu gọi con đực.
- Mối không sinh sản (thợ và lính) báo động nguy hiểm qua sự co giật cơ đầu.
Vòng đời phát triển
- Giai đoạn trứng: Trứng được sinh ra từ mối chúa. Lần đầu giao phối, mối chúa sinh vài chục trứng, sau đó tăng dần. Trứng màu trắng, hình bầu dục, rất nhỏ và thường được đẻ ở nơi an toàn như trong tường hoặc dưới đất. Trứng có thể phát triển thành mối thợ, lính hoặc cánh.
- Giai đoạn ấu trùng: Sau 30-60 ngày, trứng nở thành ấu trùng màu trắng đục, kích thước bằng trứng. Sau nhiều lần lột xác, ấu trùng lớn lên và phát triển đầy đủ. Ấu trùng ăn cellulose từ gỗ, nhờ sự hỗ trợ của mối thợ. Mối thợ nhai thức ăn, nuốt vào ruột, enzym trong ruột chế biến thức ăn và xuất ra từ hậu môn để nuôi ấu trùng.
- Giai đoạn con trưởng thành: Qua nhiều lần lột xác, ấu trùng phát triển đầy đủ cơ quan để trở thành mối trưởng thành, có thể là mối thợ, cánh hoặc lính tùy theo nhu cầu của tổ.
Vòng đời của các loại mối
Những ảnh hưởng của các loài mối đối với đời sống mà bạn nên biết
Nguy cơ làm sập các tòa nhà
Mối có thể là nguyên nhân gây sập các tòa nhà. Chúng gây ra thiệt hại lớn hơn so với suy nghĩ ban đầu về một sự hư hại ít và chậm. Khi mới xuất hiện, tác hại của mối không dễ nhận thấy ngay lập tức. Phải mất thời gian để mối phát triển thành tổ lớn, khi đó mối nguy hiểm sẽ rõ ràng hơn. Vì vậy, việc phòng chống các loại mối là rất cần thiết để giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Khám phá những ảnh hưởng của các loài mối trong đời sống
Mất mỹ quan
Nếu nhà bạn sử dụng nhiều đồ gỗ, mối có thể làm mất mỹ quan ngôi nhà. Nội thất gỗ bị mối phá hoại có thể biến ngôi nhà đẹp trở thành thảm họa. Để bảo vệ nhà cửa, bạn nên tìm sự hỗ trợ từ dịch vụ diệt mối tận gốc PESTONE hoặc sử dụng thuốc chống mối.
Gây nguy cơ chập cháy
Ổ điện có khoảng trống và nhiệt độ ổn định là nơi lý tưởng cho mối làm tổ. Mối có thể gây chập mạch, mất điện cục bộ và thậm chí cháy nổ do chúng đem đất ẩm và nước vào ổ điện.
Tàn phá tài sản
Các loài mối có thể làm hỏng tài sản một cách nhanh chóng. Chúng khó phát hiện và có thể làm rỗng các cấu kiện bên trong dù bên ngoài vẫn còn nguyên vẹn. Điều này đòi hỏi chi phí thay mới hoặc sửa chữa. Theo thống kê từ các báo cáo của Hiệp hội Kiểm soát Mối Hoa Kỳ (Pest Control Professionals Association – PCPA) mối gây ra hơn 5 tỷ USD thiệt hại mỗi năm và thiệt hại này thường không được bảo hiểm chi trả. Mối phá hoại nhà cửa và tài sản có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt trong các tòa nhà thương mại.
Mối gây bệnh
Tuy chưa có nghiên cứu chính thức nào cho thấy mối trực tiếp gây bệnh, nhưng mối mang độ ẩm vào nhà, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển gây ra các bệnh về hô hấp.
>>> Đọc thêm: Hướng dẫn cách diệt mối bằng muối tại nhà
Các phương pháp diệt mối tận gốc
Quy trình diệt mối bằng thuốc hóa học PMC 90 – Hộp nhử mối
Quy trình diệt mối bằng thuốc hóa học PMC 90
Bước 1: Đặt hộp nhử mối
- Đặt hộp nhử mối mục đích cho ta thu được nhiều mối tập hợp về hộp nhử để xử lý.
- Vị trí đặt và số lượng hộp đặt do kỹ thuật viên quan sát, xác định và thực hiện đặt, thao tác này cần có kinh nghiệm để đặt đúng và thu được mối nhiều nhất.
- Lưu ý phải tính toán đặt hết các khu vực nhiễm mối, không nên tiết kiệm hộp nhử, đề phòng tổ mối đã phân đàn và có nhiều tổ phụ.
- Trong suốt quá trình đặt hộp thì cần đảm bảo điều kiện hộp được gắn cố định, không được dịch chuyển hoặc đụng vào. Thời gian đặt khoảng từ 10-14 ngày.
Bước 2: Xịt thuốc gây bệnh lan truyền cho đàn mối
Xịt thuốc mối bột lây nhiễm PMC 90
Sau khi đặt hộp đủ thời gian trên, lúc này con mối đã tập hợp được số lượng lớn mối có trong hộp, kỹ thuật viên sẽ quay lại xử lý.
Bước 3: Thu dọn và phun thuốc phòng chống mối
Phun thuốc mối dung dịch
- Sau thời gian 5-7 ngày, khi đàn mối đã bị tiêu diệt là lúc kỹ thuật viên quay trở lại thu dọn hộp nhử, vệ sinh khu vực cần xử lý.
- Tiến hành phun thuốc phòng chống cho khu vực vừa diệt mối và phun mở rộng nếu khách hàng có nhu cầu.
Quy trình diệt mối bằng công nghệ Japan Nhật Bản
Bước 1: Khảo sát hiện trạng công trình
Khảo sát hiện trạng mối
- Xác định loài
- Xác định vị trí làm tổ, điểm mối để xác định vị trí các điểm đặt
- Lên phương án đặt bao nhiêu trạm
Bước 2: Thực hiện lắp đặt bả diệt mối công nghệ Nhật Bản
Lắp đặt trạm mối
- Sau khi xác định vị trí để trạm diệt mối và số lượng trạm diệt mối thì chúng ta sẽ tiến hành công tác đặt bả diệt mối.
- Những người hay cán bộ công nhân viên đặt trạm cần phải tiến hành vệ sinh và công tác phòng hộ đầy đủ ( Tay phải được rửa sạch, Đeo găng tay cao su dùng một lần ).
- Các chất ô nhiễm như khói thuốc lá, hóa chất và thậm chí mùi hương của con người có thể ngăn chặn mối ăn bả.
Bước 3: Cách tiến hành đặt trạm bả
- Tháo mồi bả khỏi vỏ trạm. Thêm 25ml nước cất cho mồi bả có độ ẩm dùng ống tiêm hay chai xịt vào
- Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự phá hoại của mối với mật độ nhiều có thể sử dụng hai hộp mồi trong cùng 1 trạm
- Đặt hộp trạm bả cố định bằng cách vít, dán, ghim vào các đường, các vị trí tạo thuận lợi cho mối vào ăn bả. Xong niêm phong trạm bả lại
Chú ý: Các trạm bả diệt mối nên được đóng kín để loại bỏ ánh sáng và giúp duy trì độ ẩm trong bả. Vì mối gỗ ẩm thích những nơi có độ ẩm vừa đủ và thiếu ánh sáng.
Bước 4: Công tác giám sát kiểm tra
Kiểm tra giám sát trạm mối vào ăn
Trạm bả diệt mối tận gốc cần được kiểm tra sau 3 ngày: kiểm tra mối có vào ăn mồi tốt không, không ăn không nên điều chỉnh lại trạm bả vì có thể mối chưa phát hiện ra thức ăn đã xâm nhập vào.
Mối ăn tốt kiểm tra độ ẩm có đủ không thì tái độ ẩm cần thiết cho bả.
Sau khi điều chỉnh mối vào ăn tốt sau 1-2 tuần sau ta kiểm tra tiếp về độ ẩm và mồi ăn của trạm hết cần bổ sung thêm và theo dõi sức khoẻ của mối trong trạm.
Theo dõi tình trạng mối vào ăn bả có các hiện tượng sau:
- Mắt suy yếu , bò chậm chạp lang thang bên trạm.
- Thân chuyển màu, số lượng mối vào ăn trạm giảm dần.
- Trạm mọc nấm.
- Khi thấy các dấu hiệu suy giảm quần thế tổ mối trên đến khi không còn có mối vào trạm ăn bả, việc kiểm soát thuộc địa mối kết thúc.
Bước 5 : Kiểm tra thu bỏ các trạm bả diệt mối
- Kiểm tra không còn thấy xuất hiện mối ăn vào bả ăn trạm, không còn mối hoạt động, ta tiến hành thu dọn bả.
- Bả diệt mối theo công nghệ Nhật Bản cần được xử lý theo các quy định sản phẩm thuốc trừ sâu không được tái sử dụng.
Trên đây là những hướng dẫn và những lưu ý cần thiết khi tiến hành sử dụng bả diệt mối. Vì vậy, để diệt mối tận gốc được hiệu quả cao. Quý vị và các bạn cần phải tuân theo hướng dẫn và quy định nghiêm ngặt.
Quy trình dịch vụ diệt mối tận gốc tại TP.HCM
Diệt mối PEST ONE nhận diệt mối tại tất cả quận huyện trên Toàn TP.HCM: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Bình Tân, Quận Thủ Đức, Huyện Bình Chánh, Huyện Cần Giờ, Huyện Hóc Môn, Huyện Củ Chi, Huyện Nhà Bè,….
- Sau khi nhận cuộc gọi, nhân viên kỹ thuật đi khảo sát trực tiếp tại những khu vực bị mối xâm hại.
- Báo giá dịch vụ diệt mối tận gốc.
- Tiến hành ký kết hợp đồng.
- Triển khai dịch vụ diệt mối tận gốc.
- Khảo sát, nghiệm thu phí dịch vụ còn lại.
- Ký kết ghi nhớ bảo hành.
Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ thông tin sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ PEST ONE VIỆT NAM
- Trụ sở : Tòa nhà OFFICE 168 BULDING , Tầng 1, Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 028 7303 9929 – 0933 25 8486
- Email : sales@pestone.vn – pestone.vn@gmail.com
- Web: pestone.vn
Trên đây là thông tin về các loài mối phổ biến thường gặp tại Việt Nam bao gồm đặc điểm, cấu tạo cho đến những tác hại mà mối gây ra và phương pháp diệt mối tận gốc hiệu quả. Hy vọng bài viết của Pest One sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về loài mối. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ diệt mối, diệt côn trùng vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua Hotline: 0934.105.186 – 0933.25.8486.
>>> Bài viết liên quan:
18 loại côn trùng trong nhà thường gặp
Phương án diệt mối trước khi xây nhà hiệu quả
Cách diệt mối dưới nền nhà tận gốc