Rắn có mấy lá phổi

Rắn có mấy lá phổi

Thiên nhiên với nhiều loại động vật đa dạng. Trong đó có những con vật gây ám ảnh rất nhiều cho con người. Khi nhắc đến nỗi sợ nhiều người sẽ nói về một loài bò sát có khả năng di chuyển khá kỳ lạ. Đó chính là rắn. Sự đa dạng về chủng loại của rắn cũng như những loại độc tố mà chúng sở hữu là mối đe dọa cho động vật. Cũng vì vậy mà thông tin về rắn được mọi người tìm kiếm thường xuyên. Trong đó có một câu hỏi khá thú vị đó là rắn có mấy lá phổi. Thông qua bài viết này Pestone sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về câu hỏi trên. Cũng như những điều thú vị về loài rắn mà có thể bạn chưa biết.

Contents

Rắn có mấy lá phổi?

Loài rắn có hai lá phổi. Phổi trái có hình dạng khá nhỏ thậm chí là không có. Nguyên nhân là vì loài bò sát có cơ thể dạng hình ống. Nên cần phải tiến hóa sao cho các cơ quan dài và mỏng nhất có thể. Phổi phải là lá phổi hoạt động của loài rắn bao gồm hai bộ phận: phần trước có mạch máu còn phần sau lại không có tác dụng trong trao đổi khí. Trên thực tế phổi sẽ được sử dụng trong mục đích thủy tĩnh của một số loài rắn thủy sinh với tác dụng điều chỉnh sức nổi. Còn ở các loài rắn sống trên cạn thì hiện vẫn chưa có thông tin về chức năng này. Tuy nhiên phổi vẫn được chúng sử dụng để hô hấp.

Khả năng tự vệ và nọc độc của rắn

Khả năng di chuyển đáng sợ

Những loài động vật muốn tồn tại trong tự nhiên cần phải có biện pháp để bảo vệ bản thân. Ngoài khả năng di chuyển bằng cách co giãn các cơ dọc theo thân thì một số loài rắn còn có khả năng phóng hoặc bay trong không khí. Đa phần loài rắn có thể bay sẽ thuộc chi Chrysopelea và chúng thường xuất hiện nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Rắn có mấy lá phổi

Xem thêm: Dịch vụ kiểm soát rắn

Nọc độc nguy hiểm

Khi nhắc đến rắn nhiều người sẽ cảm thấy sợ hãi bởi vì chúng có thể phun ra nọc độc và gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Tuy nhiên nên biết rằng trên thế giới có khoảng 3.000 loài rắn nhưng chỉ có khoảng 450 loài là có độc và trong đó có 250 loài rắn có độc đủ mạnh để giết chết một người.

Nọc độc của rắn được tạo ra bởi enzym và protein nó có thể là độc tố máu hoặc độc tố thần kinh. Một khi lan vào cơ thể của động vật hay con người thì chất độc của rắn sẽ lan truyền một cách nhanh chóng, chúng tiến hành phá hủy hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Ở một số loài rắn nguy hiểm chúng có thể giết chết một con voi chỉ bằng một nhát cắn.

Một số điều thú vị về rắn

  • Loài rắn lớn nhất là mãng xà hay còn có tên gọi khác khá quen thuộc với các tín đồ phim ảnh là anaconda, chúng có thể dài tới 12,3 m. Ngược lại rắn nhỏ nhất là rắn mù bà-la-môn, chiều dài cơ thể của chúng chỉ khoảng 0,9 cm.
  • Tất cả các loài rắn đều có khả năng bơi thậm chí là bơi rất giỏi. Đặc biệt rắn biển còn có thể sử dụng oxy hòa tan trong nước để thở nên không cần phát triển mang và cũng không cần nổi trên mặt nước khi di chuyển.
  • Hai hàm của rắn đều nối thẳng vào sọ nhờ đó mà có thể tăng kích thước miệng. Thông thường một con rắn có thể nuốt gọn con mồi có chiều rộng gấp 4 lần so với đầu của mình.
  • Rắn phân bố ở hầu hết mọi nơi trên thế giới chỉ trừ châu Nam Cực.
  • Cầy mangut là loài động vật quý hiếm có khả năng miễn dịch với nọc độc của rắn. Đây cũng là một đối thủ xứng tầm với loài bò sát đáng sợ này.
  • Có khoảng 1/3 số người trưởng thành đều mắc chứng sợ rắn.
  • Hàng năm số người chết do bị rắn cắn lên đến 100.000 người.

Rắn có mấy lá phổi

Xem thêm : Dịch vụ diệt mối uy tín

Lợi ích của rắn

Dù mang lại rất nhiều ám ảnh nhưng không thể phủ nhận lợi ích của loài rắn.

  • Nọc độc của rắn được ứng dụng để làm thuốc bôi giúp giảm đau nhức, chống viêm dây thần kinh, viêm cơ hoặc sưng khớp.
  • Mật rắn giúp giảm đau, hạ sốt, tiêu đờm, trị hen suyễn ở trẻ em.
  • Huyết rắn giúp bổ thận tráng dương, làm mạnh gân cốt, chữa đau lưng mỏi gối.
  • Xương rắn là một nguyên liệu của các vị thuốc trị phong thấp.
  • Da rắn hỗ trợ điều trị chứng co giật ở trẻ nhỏ, giảm phong ngứa ngoài da. Và có thể dùng để điều trị đinh nhọt, lở loét, trĩ rò.
  • Mỡ rắn giúp vết thương nhanh chóng lên da non, điều trị bỏng lửa, nứt nẻ chân tay.
  • Thịt rắn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, phong thấp, tê mỏi, gai đôi cột sống, thoái hóa khớp. Giảm bớt tình trạng của bệnh chàm.

Tổng kết

Tuy rằng nọc độc của loài rắn vô cùng nguy hiểm nhưng hầu như mọi bộ phận trên cơ thể của chúng đều có tác dụng trong y dược. Nếu như rắn xuất hiện xung quanh thì trước tiên đừng vội tấn công hay xua đuổi chúng vì thông thường chúng sẽ không chủ động tấn công con người. Hãy áp dụng các biện pháp để kiểm soát rắn tại khu vực của các hiệu quả nhất. Vày như vậy là ta đã giải quyết cho câu hỏi: rắn có mấy lá phổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0934105186
0933258486
Zalo : 0934105186
Zalo : 0933258486