Khi mùa mưa đến là môi trường để các côn trùng phát triển. Bệnh da do tiếp xúc côn trùng là bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa lũ nhiều khi đã trở thành dịch làm người bệnh hoang mang và lo lắng.
Căn nguyên bệnh và cách lây truyền của bệnh này là do côn trùng, tên khoa học Paederus.
Thủ phạm gây bệnh da trong mùa mưa
Paederus là một loại côn trùng thuộc họ cánh cứng (Ataphylimidac), chúng có khoảng 1.400 – 20.000 giống rất giống nhau, ta thường gặp là P. literalis, P. fuscipes, P.caligatus và Paederus có mình dài 7 – 10 mm thoạt nhìn như con kiến do đó chúng ta hay gọi thành nhiều tên khác nhau: kiến ba khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít… Kiến này có 3 đôi chân, bụng có đốt trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh, chúng thường sống ở ven ruộng quanh gốc rạ, ở bãi cỏ, trong nhà, căn hộ chung cư hoặc trong những nơi đang xây dựng dở dang… Trong thân kiến ba khoang có chất Pederin gây cháy bỏng da giống như chất Căngtadin của sâu ban miêu và chất phospho ở con giời leo.
>>> Tìm hiểu thêm: Các đuổi kiến ba khoang
Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng, ao hồ, kiến ba khoang theo ánh đèn bay vào nhà, những người đang làm việc dưới ánh đèn dễ bị côn trùng rơi vào cổ, mặt, thân mình vô tình giơ tay đập bẹp chúng và chất Pedirin có trong côn trùng sẽ dây vào da hoặc có khi côn trùng rơi vào bể tắm, bồn tắm hoặc bám vào khăn mặt, quần áo. Người bệnh nếu không chú ý xát phải côn trùng gây thành viêm da bọng nước (có trường hợp người bệnh giết côn trùng và đưa tay quệt lên da và nổi thành bệnh).
Dấu hiệu nhận biết bệnh da
Sau khi tiếp xúc với côn trùng bệnh nhân sẽ thấy ngứa, rát, nóng bỏng tại chỗ, sau 6 – 12h xuất hiện các vết màu đỏ, hơi nề thành vệt, kích thước từ 1 – 5cm, rộng 3 – 4 mm, từ 1 – 3 ngày xuất hiện các mụn nước trên da đỏ, lấm tấm sau đó xuất hiện bọng nước và bọng mủ.
Tổn thương ở gần mắt
Nếu trường hợp chỉ có dát đỏ, vết đỏ người bệnh chỉ cần điều trị tại nhà: dùng nước muối loãng 9‰ chấm ngày 3 – 4 lần nhằm trung hòa độc tố của côn trùng, tránh rửa nước nhiều, tránh kỳ cọ làm da tróc vẩy. Nếu trường hợp bị đau rát nhiều, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu khám và điều trị bằng các thuốc chuyên khoa từ 4 – 6 ngày.
Các phỏng nước, phỏng mủ tiến triển sau 4 – 5 ngày thì đóng vẩy tiết khô dần
Phòng bệnh côn trùng gây bệnh da trong mùa mưa
Để phòng tránh bệnh da, chúng ta cần phải làm:
- Phát quang bụi rậm xung quanh nhà để tránh nơi côn trùng cư ngụ.
- Đêm ngủ nên đóng kín cửa, nằm màn.
- Khi phơi quần áo nên lấy sớm vào để tránh côn trùng ẩn nấp trong đó. Nếu thấy côn trùng bò lên da thì nên lấy giấy hoặc thổi côn trùng đi, không nên bắt, chà xát hoặc giết nó gây thương tổn và chất tiết tiếp xúc với da nhiều hơn.
- Khi phát hiện côn trùng gần khu vực sống nên đóng cửa hoặc dùng lưới rất nhỏ để ngăn côn trùng không vào trong nhà, trong phòng.
- Trước khi ngủ hoặc trước khi mặc đồ thì nên kiểm tra giường chiếu, chăn màn, quần áo trước khi sử dụng, nếu phát hiện côn trùng bám trên quần áo không mặc nữa và đem đi giặt.
- Gọi dịch vụ diệt côn trùng Pest One VN chúng tôi sẽ thay bạn xử lý tiêu diệt côn trùng gây bênh này.